Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

25 mẫu đèn bàn có 1-0-2 khiến ai cũng muốn trưng bày cho nhà đẹp

Những chiếc đèn bàn vốn dĩ đã rất quen thuộc với tất cả mọi người từ trẻ em cho đến người lớn, là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình học tập, làm việc và thư giãn. Chắc chắn rằng, với những kiểu thiết kế đèn dưới đây thì độ hứng thú và năng suất học tập, làm việc sẽ tăng lên gấp bội. Hãy cùng khám phá thử nhé!
 
Đèn ngủ S7 rất linh hoạt, bạn có thể xoay, vặn thành bất kỳ hướng nào nào bạn muốn! Giá bán: $695 (khoảng 15,7 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Đèn bàn LAMPAT với bóng đèn LED có thể tự giảm ánh sáng khi không dùng đến. Nó giúp tiết kiệm một lượng lớn điện năng. Giá bán: $47 (khoảng 1,06 triệu VNĐ) trên Amazon.
 
Đèn bàn Compasso LED có hình dáng mạnh mẽ, góc cạnh. Giá bán: $487 (khoảng 11,06 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Là “người chiến thắng” của giải thưởng Red Dot Design Award, mẫu đèn kẹp này được làm từ gỗ cứng Bắc Mỹ và những bóng đèn LED. Giá bán: $295 (khoảng 6,7 triệu VNĐ) trên Amazon.
 
Mẫu đèn ngủ độc đáo như thế này có giá bán: $67 (khoảng 1,5 triệu VNĐ) trên Amazon.
 
Đèn bàn hiện đại này được gọi là Studiolise W084t có phong cách retro độc đáo. Giá bán: $625 (khoảng 14,2 triệu VNĐ) trên Amazon.

 
Bạn có muốn sở hữu “chú cún” dễ thương này? Giá bán: $63 (khoảng 1,4 triệu VNĐ) trên Amazon.
 
Bóng đèn tròn dây tóc đơn giản nhưng tinh tế này được thiết kế bởi nhà thiết kế Giulia Agnoletto. Giá bán: $110 (khoảng 2,5 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Tolomeo Micro Lamp là một trong những loại đèn mang tính biểu tượng nhất từng được thiết kế. Hoàn hảo cho phòng ngủ cũng như là phòng làm việc. Giá bán: $280 (khoảng 6,36 triệu VNĐ) trên Design Within Reach.
 
Đèn bàn Type 75 Anglepoise Mini Desk Lamp. Giá bán: $280 (khoảng 6,36 triệu VNĐ) trên Amazon.
 
Modo Table Lamp mang lại một chút vui tươi trong thiết kế với một quả cầu thủy tinh lớn. Giá bán: $590 (khoảng 13,4 triệu VNĐ) trên Design Within Reach.
 
Duli Desk Lamp với màu vàng và xám giống như những mẩu Lego dành cho người lớn. Giá bán: $820 (khoảng 18,6 triệu VNĐ) tren Fancy.
 
Silva LED Table Lamp thích hợp với không gian văn phòng. Giá bán: $240 (khoảng 5,45 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Bóng đèn Otto Watt có thể chuyển từ chế độ “mát mẻ” sang “ấm áp” nhờ bộ khuếch tán. Giá bán: $406 (khoảng 9,22 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Đèn bàn Luceplan Fotrebraccio cso thiết kế khá thu hút. Giá bán: $344 (khoảng 7,8 triệu VNĐ) trên Amazon.
 
Woodspot Table Lamp sử dụng thiết kế bằng gỗ để khuếch tán ánh sáng từ bóng đèn dây tóc, tạo nên một không gian ấm áp xung quanh nó. Giá bán: $240 (khoảng 5,45 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Bóng đèn – sạc điện thoại không dây. Đây là một thiết kế của tương lai nhằm loại bỏ hoàn toàn sự lộn xộn của dây sạc điện thoại. Giá bán: $70 (khoảng 1,4 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Loa Bluetooth + Đèn Cromatica cung cấp âm thanh và ánh sáng để bạn có thể thoải mái thư giãn. Giá bán: $340 (khoảng 7,7 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Chiếc đèn loa phong cách retro này là một sự lựa chọn tuyệt vời. Giá bán: $159 (khoảng 3,6 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Đơn giản nhưng cực kỳ hiện đại với 2 màu đen, trắng. Giá bán: $500 (khoảng 11,36 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Đèn bàn Seagull LED có thể điều chỉnh ánh sáng nhờ vào “đôi cánh” của mình. Giá bán: $654 (khoảng 14,8 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Đèn BE Light này sử dụng thiết kế bản lề cho phép nó có thể nở rộng lên đến 33,4 cm hoặc gấp xuống dưới 2cm, cắt giảm không gian lưu trữ. Giá bán: $435 (khoảng 9,9 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Có gì đáng yêu hơn khi kích hoạt một bóng đèn trông như một chú chó! Giá bán: $130 (khoảng 2,95 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Extended Reach Lamp là sự lựa chọn hoàn hảo. Nó chứa đến 42 đèn LED trắng sáng cso thể gập và mở dễ dàng. Giá bán: $300 (khoảng 6,8 triệu VNĐ) trên Fancy.
 
Trapeze Desk Lamp này có đầu đèn có thể quay, dễ dàng tập trung ánh sáng ở bất kỳ đâu bạn muốn. Giá bán: $390 (khoảng 8,86 triệu VNĐ) trên Fancy.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Loạt dụng cụ làm bếp tiện ích khiến bà nội trợ nào cũng mê mẩn

1. Dụng cụ vắt chanh

Thoạt nhìn, dụng cụ làm bếp này thích hợp với việc trang trí nhà bếp hơn là một dụng cụ vắt chanh. Song, được làm từ nhôm đúc chắc chắn và bao phủ bởi inox chống gỉ, món đồ này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
 
 

 
 Nhờ nó mà một ly nước cam vắt hay chanh tươi sẽ nhanh chóng được hoàn thành! Sản phẩm được thiết kể bởi nhà thiết kế/kiến trúc sư người Pháp – Philippe Strarck – chủ nhân của những thiết kế sáng tạo có tính ứng dụng cao.

2. Dụng cụ cán bột sang chảnh

Cây cán bột được làm bằng đá cẩm thạch khai thác từ mỏ đá Carrara của Ý sẽ giúp công cuộc làm bánh của bạn trở nên dễ chịu hơn. Đá cẩm thạch không dẫn nhiệt nên cây cán bột luôn mát lạnh và không bám bột.
 
 
3. Bình giữ nhiệt của thương hiệu Stelton (Đan Mạch) 

Bình giữu nhiệt này được thiết kế với chất liệu thép cao cấp, được bọc một lớp Titanium màu vàng hồng thời trang. Đây chắc chắn sẽ là vật dụng hữu ích và thích hợp cho mọi không gian nội thất nhà bạn, từ gian bếp, phòng ăn cho đến phòng khách. Chưa kể với khả năng giữ nhiệt đáng nể, chiếc bình này hoàn toàn có thể đồng hành cùng gia đình bạn trong những chuyến dã ngoại mùa hè hoặc giữ ấm lượng cà phê đủ dùng cho tất cả các thành viên.
 
 
4. Cân thức ăn 

Chiếc cân điện tử này là một dụng cụ làm bếp rất hữu hiệu giúp bạn cân đong đo đếm nguyên liệu nấu ăn một cách hợp lý nhất. Dùng xong bạn có thể gấp lại gọn gàng, rất tiện lợi và sạch sẽ. Sản phẩm có hai màu là trắng và xanh lá cây.
 
 
 
5. Bộ dung cụ pha chế

Thông thường, chúng ta cần khá nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh để pha chế một ly cocktail. Song với bộ dụng cụ cơ bản này, bạn chỉ cần có từng này món là hoàn toàn có thể tự tay pha những ly cocktail chuyên nghiệp không thua kém gì bartender là bao. Đây cũng chính là những trợ thú không thể thiếu giúp bạn tự sáng tạo đồ uống đầy cảm hứng, đặc biệt trong những dịp tụ họp với người thân và bạn bè.
 
 
6. Lót tay hài hước

Không chỉ mang lại một chút không khí vui vẻ, hài hước cho phòng bếp, những miếng lót tay Farfalloni làm từ silicone sẽ giúp công việc nấu nướng của bạn trở nên an toàn hơn nhờ khả năng cách nhiệt và chống trơn trượt rất tốt. Không những thế, những miếng lót này cũng khá bền bỉ khi có thể “sống sốt” trong môi trường chất tẩy rửa, thậm chí là trong máy rửa bát.
 
 
7. Dụng cụ tách hạt

Được thiết kế bởi nhà thiết kế Ineke Hans, dụng cụ này sẽ giúp bạn tách quả óc chó một cách nhẹ nhàng và không làm vỡ hạt. Bạn chỉ cần đặt vài quả óc chó vào trong hộp thủy tinh, sau đó dần dần đậy nắp nhựa lại cho đến khi vỏ hạt được tách hoàn toàn.
 
 
 
8. Dụng cụ trộn đồ ăn đầy màu sắc

Với một nút thắt bằng silicone, dụng cụ làm bếp chuyên dùng để trộn này có thể đóng mở theo kích cỡ tùy ý, phù hợp để trộn nhiều thực phẩm khác nhau. Khi kéo nút thắt hết cỡ, dụng cụ sẽ trở nên rất gọn gàng và có thể treo lên nhờ thiết kế như một chiếc móc treo. Sản phẩm có rất nhiều màu sắc để chọn lựa

 
 
9. Khay để trứng

Khay đặt trứng là lựa chọn hoàn hảo dành cho các mẹ mỗi lần cho bé ăn trứng với thiết kế tích hợp cả khay đặt trứng, khay đựng muối và khay đựng vỏ trứng, rất gọn nhẹ.
  

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Bất ngờ với công dụng đa năng của lọ thủy tinh

Những chiếc lọ thủy tinh không chỉ được dùng để đựng gia vị hay đựng các loại thức ăn nhỏ, nó còn có vô vàn công dụng khác mà có thể bạn không biết. Chẳng hạn như đựng đĩa giấy làm bánh, đựng dụng cụ trang điểm xinh xắn, đèn trang trí cho bữa tiệc... Cùng xem còn công dụng gì về những lọ thủy tinh dễ thương mà bạn chưa biết nhé!
 
1. Lọ đựng đĩa giấy làm bánh
 
Bạn thường để những chiếc đĩa giấy để làm bánh ở đâu? Thay vì vứt chúng rải rác khắp các ngăn tủ bếp hay lẫn cùng với các loại bột và gia vị, bạn có thể xếp chúng gọn gàng và bỏ vào lọ thủy tinh, sau đó đóng nắp lại. Vừa đảm bảo sạch sẽ, vừa vô cùng gọn gàng.
 
Những chiếc đĩa bánh đầy màu sắc được xếp gọn gàng trong lọ thủy tinh

2. Lọ để dụng cụ làm bếp
 
Dao kéo, thìa, muôi,... bạn có thể cắm vào lọ thủy tinh đã được sơn màu. Cách này sẽ giúp bạn không cần phải mua các món đồ chứa dụng cụ làm bếp, phòng bếp cũng trở nên bắt mắt hơn với những chiếc lọ đầy màu sắc.
 
Góc bếp nổi bật với những lọ thủy tinh đầy màu sắc dùng để phân loại dụng cụ làm bếp.

3. Cốc đựng bút
 
Không chỉ làm lọ đựng dụng cụ làm bếp, bạn còn có thể dùng những lọ thủy tinh để đựng bút, thước ở góc làm việc của mình, hay góc học tập của bé con nhà bạn. Tất nhiên, bạn có thể tự chế với vô số kiểu trang trí: đơn giản với kiểu để nguyên như ban đầu, bọc vải, len, dây đay, dây dừa hay sơn để tạo góc trang trí bắt mắt.
 
Những chiếc lọ thủy tinh được sơn màu sắc dùng để đựng bút, thước, kéo nơi góc làm việc hay bàn học.
 
4. Cuộn chỉ
 
Khỏi lo mỗi lần khâu vá là lại phải mò đầu chỉ ở đâu. Bạn chỉ việc đục 1 lỗ nhỏ trên nắp lọ thủy tinh, sau đó luồn sợi chỉ qua đó, cuộn chỉ thì được thả vào lọ và xoay nắp lại. Giờ bạn chỉ việc rút sợi chỉ ở bên ngoài để dùng thôi.
 
 
Dễ dàng lấy chỉ mỗi khi cần dùng, hơn nữa công việc khâu vá của bạn cũng trở nên rất nghệ thuật.
 
Tất nhiên là không thể thiếu để kim ở đâu rồi, bạn chỉ việc làm một nắp vải cho lọ thủy tinh, sau đó cắm kim lên trên đó. Khỏi lo kim rơi xuống sàn khó tìm nữa. Tương tự cúc và các dụng cụ may vá khác cũng có thể được cất vào các lọ thủy tinh.

5. Gọt bút chì
 
Bất kể công việc của bạn có liên quan đến bút chì hay nhóc tì nhà bạn thích gọt bút chì thì bây giờ bạn đã có thể khỏi lo nhà bị bẩn bởi những mẩu gỗ từ bút chì rơi ra khắp sàn rồi. Chỉ việc gắn đầu gọt bút chì vào nắp lọ thủy tinh và bắt đầu gọt.
 
 
6. Ly nước
 
Bạn có thấy các tiệm café giờ thường dùng những lọ thủy tinh để đựng nước uống? Và bạn cũng có thể học hỏi họ!
 
Chỉ việc mua vài lọ thủy tinh về, sau đó chế ra loại nước ép bạn thích, và cắm ống hút vào, thêm cuốn sách ngồi đọc bên cửa sổ nữa thì sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn.

7. Lọ cắm hoa
 
Bạn có thể đơn thuần cắm hoa trực tiếp vào lọ thủy tinh mà không cần tô vẽ thêm gì nữa.
 

Hay đổ màu sơn bạn thích vào bên trong, chờ sơn khô rồi cắm hoa như bình thường. Mỗi một lọ sẽ có một màu khác nhau tạo thành góc cắm hoa độc đáo cho nhà bạn.
 
Dùng tất hay vải có họa tiết đẹp mắt quấn quanh lọ thủy tinh,bạn đã có những lọ hoa độc đáo.
 
Hoặc bện dây dừa, dây gai hay len quấn quanh lọ cũng là một gợi ý hay.
 
Những chiếc lọ thủy tinh nhỏ có thể dùng để chậu các loại cây nhỏ, thêm vài viên đá nữa là bạn đã có chậu cây vô cùng long lanh rồi.
 
Bạn có thể trồng rêu, xương rồng hay bất kỳ loại cây bé xinh nào trong này.

9. Đèn
 
Không chỉ là lọ cắm nến, bạn còn có thể dùng lọ thủy tinh để làm đèn dầu, đèn chùm, hay đèn thắp sáng đơn thuần! Bạn còn nhớ những ngọn đèn bấc dầu hồi bé chứ? Thành phố hiện đại đã chẳng còn thấy bóng dáng cây đèn dầu nữa, nhưng đôi khi bạn cũng có thể tạo những cây đèn dầu vô cùng long lanh cho bữa tiệc nhà mình chỉ bằng cách gắn bấc vào nắp lọ thủy tinh, phần thân bấc còn lại được cắm ngập trong dầu ở lọ. Cuối cùng là thắp sáng thôi!
 
Những chiếc đèn bấc bằng lọ thủy tinh hiện đại.
 
Cắm trực tiếp đầu dây bóng đèn vào qua nắp lọ thủy tinh và nối điện, bạn đã có những chiếc bóng đèn có 1-0-2.
 
Đèn chùm sáng tạo và độc đáo từ lọ thủy tinh.
 
Đèn phòng ngủ nhỏ xinh.
 
Đèn hành lang độc đáo.
 
 
Không cần mua khung ảnh cầu kỳ, in những bức ảnh bạn yêu thích theo cỡ nhỏ đủ cuộn vừa và bỏ vào lọ. Sau khi bỏ vào lọ, bức ảnh sẽ duỗi ra theo đường kính của lọ, và bạn đã có một khung ảnh độc đáo.
 
Bạn có thể tạo một góc khung ảnh gia đình đặt ở góc phòng khách, hay ảnh cá nhân bạn đặt ở góc làm việc hay phòng ngủ đều ổn.